Mạng xã hội

​Mạng xã hội không thể phủi trách nhiệm việc phát tán tin giả

Cập nhật544
0
0 0 0 0

Cuộc đôi co qua lại giữa Nhà Trắng và mạng xã hội Facebook có vẻ như chẳng đi đến đâu nếu cứ chỉ xử bằng lời. Có lẽ, chính quyền Biden cần một nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa kêu gọi sự đồng thuận từ 2 đảng  để kìm chế các nền tảng mạng xã hội.


thi-truong-phan-mem-mang-xa-hoiTâm điểm Điều 230

Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act) vẫn còn nguyên vẹn cho dù đạo luật này đã được sửa đổi nhiều lần tính từ khi nó ra đời năm 1996.

Khi Điều 230 còn tồn tại, đồng nghĩa là các nền tảng mạng xã hội tại Mỹ như Facebook, Twitter, YouTube… vẫn tiếp tục được luật pháp Mỹ bảo vệ bằng một loại kim bài miễn tử. Theo đó, Facebook hay Twitter sẽ không phải chịu trách nhiệm và tránh được các vụ kiện từ người dùng cho đến chính quyền liên bang và các bang của Mỹ về những nội dung mà họ cho xuất bản và phát tán trên nền tảng của mình.

Cho tới thời điểm này, có thể nói Điều 230 giống như một thứ qui định lạ. Thậm chí, Điều 230 đã từng là cái gai trong mắt cựu Tổng thống Trump. Vào cuối tháng 5/2020, Tổng thống Trump đã ký một dự thảo sắc lệnh yêu cầu đánh giá lại Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông vốn đang bảo vệ các mạng xã hội khỏi trách nhiệm pháp lý từ nội dung mà người dùng đăng tải.

Khách quan mà nói, dự thảo sắc lệnh của ông Trump là cần thiết và đúng hướng khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube… đang ngày càng tự cho phép mình có quyền lực quá lớn trong việc kiểm duyệt, hạn chế, sửa đổi, định hướng, che giấu và ngăn chặn hầu hết các dạng thức truyền tải thông tin giữa các cá nhân hoặc trong cộng đồng. Thế nhưng, các mạng xã hội lại không chịu bất cứ trách nhiệm nào về các nội dung được đăng tải và phát tán trên nền tảng của họ, từ các nội dung phân biệt chủng tộc, bạo lực, thảm sát cho đến lạm dụng tình dục, xâm hại trẻ em, kích động tự tử.v.v…

Cái dở của ông Trump là đưa ra dự thảo sắc lệnh trong một bối cảnh xã hội và Quốc hội Mỹ đã bị phân cực theo đảng phái quá sâu sắc có nguyên nhân góp phần rất lớn từ chính ông. Ngoài ra, việc ông ký dự thảo sắc lệnh còn được cho là mang động cơ trả thù cá nhân khi một vị đương kim tổng thống như ông lại bị Twitter xóa bài, còn Facebook thì gắn cảnh báo trên một số bài đăng của ông.

Trump chưa xử xong thì để Biden?

Quay trở lại chuyện đôi co giữa Nhà Trắng và Facebook, xuất phát điểm là từ lời phát biểu của đương kim Tổng thống Biden khi được hỏi về các nền tảng mạng xã hội như Facebook liên quan như thế nào tới tin giả về vaccine COVID-19. Hôm đó ngày 16/7/2021, Tổng thống Biden đã thẳng thừng rằng họ đang giết người khi cho phép các tin giả về vaccine COVID-19 xuất hiện trên nền tảng.

Tất nhiên phía Facebook đã phản hồi, tuy nhiên đó luôn là những cách phản hồi lảng tránh trách nhiệm trước thực tế nhức nhối là những nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube… chính là những nơi xuất bản, phát tán tin giả khủng khiếp nhất hành tinh. Tin giả từ những nền tảng này lan tỏa khắp thế giới, và gần như không có người dùng ở bất cứ quốc gia nào mà các nền tảng này hiện diện lại không bị tác động tiêu cực, nhẹ thì ở mức hiểu lầm, ngộ nhận, nặng thì gây ra các hệ lụy, hậu quả tai hại, thậm chí tổn thất không nhỏ.
thi-truong-phan-mem-mang-xa-hoiTrong đó, người dùng Facebook tại Việt Nam nói chung, những năm qua đã phải hứng chịu không ít những thông tin thất thiệt, xuyên tạc, sai sự thật, xúc phạm, bôi nhọ… trên Facebook.

Trong động thái mới nhất, Giám đốc truyền thông Nhà Trắng - bà Kate Bedingfield – bày tỏ quan điểm rằng, các nền tảng mạng xã hội nên chịu trách nhiệm khi phát tán tin giả. Và vị quan chức Nhà Trắng này cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét lại các chính sách liên quan tới tin giả trên mạng xã hội, trong đó có thể bao gồm cả việc sẽ sửa đổi Đạo luật Chuẩn mực truyền thông và Điều 230. 

Đến thời điểm này, việc kìm chế quyền lực quá lớn của các nền tảng mạng xã hội đã trở thành yêu cầu bức thiết và cũng thực tế và thiết thực hơn lúc nào hết. Bởi tin giả và trách nhiệm của các mạng xã hội đang không hề song hành. Các mạng xã hội như Facebook, YouTube với những món lợi nhuận ngày càng khủng trong khi tin giả cũng ngày càng gia tăng chóng mặt nhưng không được ngăn chặn hữu hiệu.   

Trump chưa kịp sửa đổi Điều 230 để chấn chỉnh các mạng xã hội. Hoặc giả nếu Trump có còn thời gian làm việc này thì với tính khí khó lường và khó hợp tác của ông cũng không dễ có đủ được phiếu của các nghị sĩ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ thông qua Điều 230 sửa đổi.

Nhưng với chính quyền Biden và cách xử lý tập hợp sự đồng thuận cao của ông có thể sẽ rất khác, hay chí ít là hoàn toàn có khả năng kiếm đủ phiếu để thông qua các sửa đổi của Điều 230 và Đạo luật Chuẩn mực truyền thông để buộc các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm đối với việc xuất bản và phát tán tin giả cũng như các thông tin sai sự thật trên những nền tảng đó.

Mong là ngày đó sớm đến. Không hẳn vì chúng ta muốn thấy những Facebook, YouTube, Twitter… bị  trừng phạt. Điều lớn hơn là lẽ công bằng. Họ đã thu về mỗi năm hàng chục, hàng trăm tỉ USD lợi nhuận thì sự hưởng lợi đó phải gắn liền với trách nhiệm.

Và người dùng, khi đã bị Facebook kiểm duyệt (chắc chắn là có rồi) thì cũng sẽ có quyền khởi kiện Facebook khi nền tảng này để các thông tin gây hại phát tán ảnh hưởng tới bản thân, người thân hoặc gia đình họ.

Mời bạn tham gia Thị trường phần mềm để thảo luận và cập nhật tin tức toàn diện về thông tin phần mềm - phần cứng, công nghệ, sản phẩm, tin tuyển dụng, những câu chuyện thành công,...


Xem thêm các bài viết liên quan khác: Mạng xã hội

Xem thêm nhiều bài viết hay tại:
Cổng thông tin toàn diện về phần mềm
Cổng thông tin VHRO - giải pháp quản lý nhân sự online

NguồnDạ Thảo
Lượt xem26/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng