Kinh nghiệm phát triển phần mềm

Top 3 quy trình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay

Cập nhật1009
0
0 0 0 0
TOP 3 QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Mỗi phần mềm được phát hành đều sẽ là cả một quá trình dài của đội ngũ phát triển. Để có được một sản phẩm tốt thì chắc hẳn cần có một quy trình phát triển phần mềm tối ưu. Hãy cùng  đi tìm hiểu các quy trình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay nhé!

Quy trình phát triển phần mềm là tập hợp các bước hoặc cách tổ chức để sản xuất ra một sản phẩm. Thông thường thì chu kì phát triển phần mềm gồm các bước: Ý tưởng – Xây dựng – Bảo trì
Phát triển phần mềm
Trong phát triển phần mềm có các hoạt động như: 
  • Tập hợp yêu cầu: những thông tin mô tả về mặt giao diện, tính năng, phi tính năng,… liên quan đến sản phẩm.
  • Thiết kế sản phẩm: từ các yêu cầu, các kĩ sư sẽ thiết kế cấu trúc để có thể thỏa mãn được việc xây dựng sản phẩm. Chúng ta có thể liên tưởng đến việc cần có bản thiết kế cho ngôi nhà nhằm thỏa mãn các tiêu chỉ của chủ nhà đưa ra.
  • Thực thi: là quá trình hiện thực hóa yêu cầu từ khách hàng thành các tính năng trên nền thiết kế trước. Tương ứng với ví dụ trên thì sẽ là việc các thợ xây sẽ tuân theo bản vẽ để thi công ngôi nhà cho đến khi xong.
  • Kiếm thử: là việc thực hiện kiểm tra sản phẩm đảm bảo đạt yêu cầu.
  • Triển khai: sau khi các tính năng được kiểm thử, sản phẩm sẽ được triển khai ra thị trường để người dùng sử dụng.
#3 quy trình phát triển phần mềm phổ biến:
1. Waterfall – mô hình thác nước
Là mô hình thác nước mà ở đó, việc tập hợp yêu cầu diễn ra theo trình tự. Mô hình thác nước được hoạt động dựa theo nguyên tắc tuần tự. Đó là chỉ khi nào giai đoạn tập hợp yêu cầu hoàn tất, sau đó mới đến giai đoạn thiết kế sản phẩm và tiếp theo là thực thi, kiểm thử và triển khai.

Phương pháp này phù hợp cho các dự án vừa và nhỏ, trong đó khi triển khai dự án thì thường có thể dự báo trước kết quả và ít thay đổi yêu cầu. Bởi do đặc thù của mô hình là tuần tự nên việc thay đổi sẽ rất hạn chế. Khi dự án diễn ra, các công đoạn tuần tự nên các nhà kiểm thử và lập trình viên sẽ chờ đợi cho đến khi các bước trước đó hoàn thành. Điều này rất dễ gây nên sự lãng phí nguồn lực. Thực tế thì đây là mô hình phát triển phần mềm khá phổ biến trước đây, tuy nhiên với xã hội thay đổi không ngừng hiện nay thì nó ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm bởi sự cứng nhắc, lo sợ thay đổi của mô hình. Các nhà phát triển cần tìm một mô hình khác linh hoạt và giảm thiểu được rủi ro tốt hơn.
Mô hình thác nước
2. V-model – mô hình chữ V 
Mô hình chữ V được coi là phiên bản cải tiến cho mô hình thác nước. Có nghĩa là việc kiểm thử sẽ được thực thi sớm hơn và có các cấp kiểm thử phù hợp với các giai đoạn tập hợp yêu cầu, và thực thi viết mã. Phương pháp này giúp cho việc phát triển và kiểm thử diễn ra song song và các kiểm thử viên có thể tham gia vào rất sớm ở giai đoạn đầu của dự án và có thể phát hiện lỗi thiết kế từ rất sớm và tăng chất lượng sản phẩm.
Mô hình chứ V
3. Iterative – mô hình lặp – Mô hình AGILE
Trong thế giới công nghệ biến đổi không ngừng hiện nay, thì đây được coi là phương pháp tối ưu nhất bởi sự hiệu quả mà nó mang lại. Các sản phẩm phần mềm ngày nay thì không còn chỉ đơn giản như trước kia, các tính năng ngày càng phức tạp và cần đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng hơn, do vậy nếu cứ giữ cách làm việc như trước kia thì không thể đảm bảo được hiệu quả của dự án. Trước khi triển khai dự án, sẽ có nhiều các yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Việc tập hợp hết tất cả các yêu cầu chi tiết của sản phẩm ngay từ đầu gần như là bất khả thi và gây lãng phí vì có thể các tính năng không thực sự cần thiết.

Phương pháp này chia thành các phân đoạn ngắn, và trong các yêu cầu đó được làm rõ chi tiết khi sắp được thực thi. Mỗi phân đoạn ngắn cũng gồm các bước làm rõ yêu cầu, thiết kế, thực thi, kiểm thử và triển khai. Mô hình này còn có một tên gọi khác là mô hình Agile. Mô hình này được ưa chuộng và chiếm ưu thế do nó có thể cho ra sản phẩm nhanh, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và phù hợp sát nhất với nhu cầu của người dùng. 
Mô hình Agile
Quy trình phát triển phần mềm Agile
Theo phương pháp Agile, thì Scrum được coi là khung làm việc phổ biến nhất thể hiện được những đặc điểm nổi bật của mô hình lặp.

Trong Scrum, các phân đoạn kéo dài từ 1-4 tuần và bao gồm mục tiêu, các yêu cầu  và công việc cần làm để đạt được mục tiêu.

Phân đoạn ngắn giúp cho việc học diễn ra nhanh hơn và tăng khả năng thích nghi với yêu cầu từ thị trường, khách hàng,…Hơn nữa, sau mỗi khi phân đoạn kết thúc nhóm sẽ có một sản phẩm khả dụng cho người dùng trải nghiệm và đưa ra phản hồi nhanh chóng.

Sau đó, khi có phản hồi từ các bên liên quan, người dùng thì cả nhóm có thể nhanh chóng cùng nhau tìm ra những cải tiến nhỏ để sau mỗi phân đoạn, chất lượng sản phẩm được tốt lên, hoàn thiện hơn. Mô hình Scrum được đánh giá cao còn bởi khi làm việc theo chu trình đó thì cả nhóm có được sự cộng tác hiệu quả hơn. 
Mô hình Scum
Mô hình Scrum không đề cao việc lập kế hoạch chi tiết dài hạn, bởi trong khi dự án diễn ra sẽ có những thay đổi, điều chỉnh nên việc lập kế hoạch dài hạn sẽ rất có khả năng sẽ phát triển các tính năng không phù hợp với nhu cầu thực tế. Từ đó gây ra việc tốn chi phí và chất lượng sản phẩm không tốt. Đây chính là một ưu điểm rất lớn áp đảo được hạn chế từ mô hình Waterfall nêu trên.

Phương pháp Agile và mô hình Scrum hiện nay được sử dụng tại rất nhiều các công ty công nghệ lớn hàng đầu thế giới và Việt Nam như Apple, Microsoft, Amazon, Spotify, Viettel, Vingroup,… Xu hướng dịch chuyển sang Agile ngày càng lan rộng và đầu tư hơn, đây sẽ là làn sóng được dự đoán rất có tiềm năng trong tương lai. Cùng với đó sẽ là những cơ hội nghề nghiệp được dịch chuyển với những tiềm năng rất lớn.
 
NguồnAgile
Lượt xem18/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng