Kinh nghiệp khởi nghiệp

6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng

Cập nhật1199
0
0 0 0 0
6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng
Hành trình khởi nghiệp kinh doanh thường được nhen nhóm từ những ý tưởng. Startup biết cách biến ý tưởng thành hành động, thực hiện hóa mục tiêu mới là startup thành công. Dù đây là hành trình không hề dễ dàng với bất kỳ ai nhưng với 6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng mà Khởi Nghiệp Trẻ sắp giới thiệu cho bạn dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn vững vàng trên hành trình đó.

1.  Viết kế hoạch kinh doanh
Muốn làm việc lớn, bạn phải luôn có kế hoạch. Khởi nghiệp đã là hành trình khó khăn, bạn không thể khiến hành trình đó trở nên mờ mịt hơn vì không hiểu rõ mình cần phải làm gì. Khởi nghiệp là bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ. Khi bạn còn nhiều hạn chế về nguồn lực, đừng cố gắng tạo ra những kế hoạch mang tầm vĩ mô. Bởi, bởi người thành công không phải là người làm việc “to” nhất mà là người biết cách biến cái “nhỏ” thành cái có giá trị gấp bội lần.
Muốn làm việc lớn, bạn phải luôn có kế hoạch.
Hãy nghĩ đến những điều đơn giản, một kế hoạch kinh doanh tổng quát về từng giai đoạn cụ thể để bắt đầu khởi nghiệp.
  • Xác định tầm nhìn của bạn: Kết quả cuối cùng của việc kinh doanh của bạn là gì?
  • Xác định sứ mệnh của bạn: Khác với tầm nhìn, sứ mệnh giải thích lý do vì sao công ty của bạn được hình thành.
  • Xác định mục tiêu của bạn: Câu hỏi bạn sẽ làm gì? và Mục tiêu của bạn là gì? – sẽ giúp bạn đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
  • Sơ thảo những chiến lược cơ bản: Bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đề ra như thế nào?
  • Viết một kế hoạch hành động đơn giản: Viết ra các nhiệm vụ nhỏ cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Điều này trên cơ bản tương tự với việc bạn vẽ một sơ đồ tư duy cho doanh nghiệp tương lai của mình. Bản kế hoạch không nên quá dài như một quyển tự thuật nhưng vẫn phải đủ dài cho một sự “hình dung” cụ thể về “đứa con” tương lai của bạn.

2. Quyết định dựa vào ngân sách
Hãy quản lý ngân sách theo nguyên tắc, không bỏ hết trứng vào một giỏ.
Các startup thường rơi vào cái bẫy “nghĩ lớn, làm lớn” trong khi các nguồn lực của bản thân thì còn quá hạn hẹp. Chính tham vọng quá nhiều đã khiến không ít startup “cháy túi” một cách vô ích. Vì vậy, việc bạn cần làm là xác định một mức ngân sách cụ thể mà bạn có thể chi cho doanh nghiệp của mình. Hãy hiểu rõ năng lực của mình và phát huy nó tốt nhất.

Tất nhiên, khi kinh doanh, bạn cần có nhiệt huyết, cần có những mục tiêu cao cả để làm động lực. Bạn có thể đặt mục tiêu sinh lời trong 30 – 90 ngày đầu tiên khi thành lập công ty. Nhưng đừng để bản thân xa rời thực tế, không nên bỏ hết trứng vào một giỏ, hãy dự trụ với những trường hợp xấu sẽ xảy đến với doanh nghiệp của bạn. Tức là, bạn phải luôn có khoản ngân sách dự phòng cho những điều “không mời mà đến” để tạo đường lui an toàn cho mình.

3. Quyết định dựa trên các yếu tố pháp lý
Pháp lý là vấn đề quan trọng với tất cả loại hình doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài và minh bạch nếu chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý. Tùy vào hình thức, quy mô của doanh nghiệp, sẽ có những yêu cầu về pháp lý khác nhau.

Vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ những thủ tục pháp lý mà mình sẽ phải thực hiện dựa trên quy mô doanh nghiệp bạn sắp kinh doanh. Bạn có thể cân nhắc về độ phức tạp của giấy tờ hay các phí phát sinh sao cho phù hợp với khả năng của bản thân nhất để lựa chọn hình thức kinh doanh.
Dựa trên yếu tố pháp lý để xác định hình thức kinh doanh là một bước quan trọng
Vấn đề giấy tờ thủ tục là vấn đề trọng yếu không thể bỏ qua hay “lách luật”. Vậy nên bạn cần thực sự kỹ lưỡng ở bước này. Tùy vào hình thức kinh doanh sắp tới mà bạn sẽ phải nghiên cứu các loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,… Điều này giúp việc kinh doanh của bạn không phải gặp rắc rối khi được kiểm tra bởi các cơ quan có thẩm quyền và đây là nghĩa vụ mà mỗi chủ doanh nghiệp phải thực hiện. Khách hàng cũng sẽ yên tâm và tin dùng doanh nghiệp của bạn hơn nếu được đề cập đến việc doanh nghiệp bạn đã đáp ứng đủ các loại giấy tờ thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Chi tiền hợp lý
Không chỉ nên chú trọng đến công đoạn xác định vốn, bạn còn cần phải chú ý đến vấn đề chi tiền trong quá trình trước và đang kinh doanh. Vung tiền quá trớn trong khi ngân sách han hẹp sẽ khiến kế hoạch của bạn đổ bể, thậm chí doanh nghiệp có thể nợ nần và dẫn đến phá sản.

Tuy nhiên, dùng tiền quá “ki bo” làm hạn chế tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, đã kinh doanh thì không keo kiệt, vấn đề nằm ở sử dụng tiền thông minh chứ không phải ki bo trong việc chi tiền cho một ý tưởng lớn.
Để khởi nghiệp kinh doanh riêng thành công thì phải tính toán giỏi
Để chi tiêu hợp lý, việc đầy tiên bạn cần làm là xác định rõ những khoản cần chi khi bắt đầu kinh doanh cũng như để duy trì doanh nghiệp. Hãy tính toán chi tiết nhất có thể về thu nhập và lợi nhuận sau mỗi tháng kinh doanh. Nắm chặt túi tiền của mình và chỉ chi cho khoản phí hợp lí. Bạn muốn kiếm nhiều tiền, muốn làm giàu, hãy kinh doanh bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, làm chủ đồng tiền chứ không phải ngược lại.

5. Xây dựng website
Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại công nghệ mà không biết khai thác công nghệ sẽ khiến doanh nghiệp của bạn trở nên tụt hậu, yếu kém. Khách hàng ngày càng có thói quen tiếp cận thông tin trên Internet. Vì vậy, dù công ty bạn có kinh doanh trực tuyến hay không, website sẽ giúp khách hàng tiếp cận được với doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Yếu tố tạo nên sự khác biệt của một website doanh nghiệp là tên miền riêng của doanh nghiệp đó. Bạn có thể truy cập vào những trang web kinh doanh các tên miền phổ biến để lựa chọn tên miền đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.
Ngoài tên miền, bạn cũng cần chú trọng thiết kế và hệ thống điều hành cho website của mình. Một website có yếu tố thẩm mỹ cao, thể hiện được bản sắc của công ty, không cần quá hoa mỹ, cầu kỳ, sẽ tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng.
Xây dựng website để tiếp cận khách hàng
Bên cạnh tính thẩm mỹ, bạn cũng cần chú ý đến giao diện dễ sử dụng, không phức tạp, tốc độ sử dụng nhanh để không gây khó chịu cho khách hàng khi tương tác trên website. Bạn có thể tự thiết kế để tiết kiệm chi phí hoặc tìm đến các dịch vụ thiết kế website

6. Bán hàng thử
Đến bước này thì bạn đã có đủ nền tảng để thử nghiệm kinh doanh sản phẩm của mình. Hãy lan rộng ra thế giới bằng những cách sáng tạo và ít tốn kém nhất. “Dùng thử”, “Khuyến mãi” luôn là những cụm từ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Vì vậy, thực hiện các chương trình quảng bá bằng cách cho khách hàng dùng thử chính sản phẩm hay dịch vụ mà bạn sắp kinh doanh sẽ là “đòn tâm lý” mạnh mẽ.

Nếu bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hãy liên lạc với những văn phòng thương mại ngay, hỏi họ những nguồn có sẵn để bạn giới thiệu và chia sẻ thông tin về công ty mình. Nếu bạn kinh doanh một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hãy kiểm tra mức độ khả thi trong việc kinh doanh sản phẩm ở địa phương, chợ nông sản hoặc những sự kiện cộng đồng.
Cung cấp sản phẩm “dùng thử” là một cách thông minh để quảng bá và kiểm tra chất lượng
Ngoài lợi ích truyền thông, quảng bá sản phẩm, bước này sẽ giúp bạn kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Chính khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá, góp ý khách quan giúp bạn xây dựng và hoàn thiện sản phẩm hơn, nhất là đánh giá từ những khách hàng sẽ quyết định sử dụng hay không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn trong tương lai.

Xem thêm: ​Khởi nghiệp thành công cần những yếu tố nào?
NguồnKHỞI NGHIỆP TRẺ
Lượt xem30/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng