Đào tạo kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng mềm có thực sự quan trọng ?

Cập nhật1061
0
0 0 0 0
Kỹ năng mềm được viết tiếng Anh là soft skill. Đây là một thuật ngữ xã hội học dùng để chỉ những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập với xã hội, thái độ cũng như các hành vi ứng xử áp dụng trong giao tiếp giữa người với người. Thông qua kỹ năng mềm, chúng ta có thể đánh giá được khả năng tương tác, khả năng làm việc trong tập thể, trong tổ chức của một cá nhân. 
kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội. Thuật ngữ này được dùng để chỉ các kỹ năng cần thiết, quan trọng trong cuộc sống con người như: lãnh đạo, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sự sáng tạo, đổi mới, thư giãn, kỹ năng sống, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, giải quyết xung đột, thuyết trình, hành vi,…

Ngoài ra, cũng có thể hiểu kỹ năng mềm là việc vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã có một cách mềm dẻo, linh hoạt khi giải quyết các tình huống cụ thể. Kỹ năng mềm nói chung dùng để chỉ hàng loạt các hành vi mang tính chất cá nhân nhằm mục đích gây thiện cảm với người đối diện trong quá trình giải quyết, triển khai công việc. Kỹ năng mềm sử dụng ngôn ngữ và lời nói là công cụ chính để thể hiện.

1. Vậy bạn có nghĩ kỹ năng quan trọng như thế nào ?

Kỹ năng mềm giúp: gây ấn tượng, tạo thiện cảm và niềm tin đối với mọi người xung quanh.
Các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm giúp bạn gây thiện cảm với đối phương. Trong cuộc sống, nếu bạn có năng lực, có kiến thức nhưng không biết cách biểu thị nó ra ngoài thì bạn cũng chỉ là một kẻ thất bại. Tuy nhiên, chỉ với một kỹ năng để tạo ra sự khác biệt là bạn đã có thể dành lấy sự ưu tiên trong mắt người khác. Trong cuộc chơi, một chút thiện cảm từ phía người đối diện có thể giúp bạn có được những điều lớn lao.

Tuy nhiên, kỹ năng mềm không phải là công cụ để lừa lọc, che đậy bản thân. Vì vậy, đừng quá lạm dụng chúng để che đậy khuyết điểm, sự yếu kém của bản thân. Kỹ năng mềm chỉ nên được phát triển dựa trên nền tảng của sự nhiệt thành, trung thực. Có như vậy thì bạn mới nhận được sự tin tưởng và yêu quý lâu dài từ phía người khác. 
giao tiếp trong kinh doanh
2. Vai trò của những kỹ năng mềm
  • Tạo ra sự kết nối
Một người năng động, biết làm vừa lòng người thường sẽ là tâm điểm của sự chú ý. Ngược lại, nếu bạn thiếu tự tin, rụt rè thì làm sao có thể kết nối được mọi người lại với nhau đúng không? Và trong kỹ năng mềm có vô vàn kỹ thuật giúp bạn lan tỏa động lực và kết nối mọi người lại với nhau, điển hình như các kỹ năng: lãnh đạo, làm việc nhóm, tổ chức,… 
  • Dễ dàng giải quyết vấn đề
Nhờ có kỹ năng mềm mà các vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đôi khi có những công việc mà kỹ năng chuyên môn không thể xử lý được nhưng nhờ khả năng phân tích, kết nối mọi người,… mà vấn đề được giải quyết hiệu quả hơn rất nhiều. 

Nhờ có kỹ năng đàm phán mà bạn có thể gia tăng giá trị hợp đồng với các đối tác. Hay nhờ có khả năng thuyết phục mà bạn có thể khiến khách hàng móc hầu bao nhiều hơn cho những sản phẩm mà bạn cung cấp. 
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
Khi có kỹ năng mềm, công việc của bạn cũng suôn sẻ hơn, mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn và cách nhìn của bạn về cuộc sống, về thế giới cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Như vậy, sẽ chẳng có lý do nào để cuộc sống của bạn tồi tệ hơn phải không?

Chìa khóa tốt nhất để có một thái độ lạc quan chính là cách bạn giải quyết thách thức, trở ngại như thế nào. Ví dụ, khi khối lượng công việc quá nhiều khiến bạn bị stress, căng thẳng nhưng thay vì than phiền, bạn hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả hơn của mình. 

Một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp. Vậy để có kỹ năng giao tiếp tốt, chúng ta cần lưu ý đến một số yếu tố sau: 
  • Giọng điều rõ ràng, có âm lượng vừa phải.
  • Biết cách lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm
  • Phong cách nói chuyện phải phù hợp với từng đối tượng. 
  • Tự tin và luôn thể hiện sự thân thiện, tôn trọng với những người lắng nghe, người đối diện. 
  • Truyền đạt thông tin đầy đủ, rành mạch và tiếp nhận đúng thông tin. 
  • Luôn chú ý đến cử chỉ, điệu bộ cũng như thái độ của người đối diện. 
  • Thể hiện sự sẵn sàng và phản hồi tích cực,...
Hầu hết các doanh nghiệp hiện này đều đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Kỹ năng này không chỉ bao gồm là tổ chức làm việc, phân công công việc mà đôi khi còn là xây dựng kế hoạch, đạt mục tiêu, kết nối mọi người, xử lý mâu thuẫn,…. Và để đạt hiệu quả cao khi làm việc nhóm, bạn cần phải có tinh thần hợp tác và sự hỗ trợ. Nếu làm việc quá độc lập thì sớm muộn bạn cũng bị cô lập và tách ra khỏi tập thể. 
NguồnTrương Ngô A Phượng
Lượt xem21/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng