Đào tạo nghiệp vụ

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát

Cập nhật1143
0
0 0 0 0
Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường trong nhiều năm qua cơ bản đảm bảo chất lượng; nội dung và phương pháp giảng dạy của một số giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn, có kỹ năng, phương pháp sư phạm tốt được đánh giá cao.
 
Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát

Chất lượng, kết quả học tập của học viên cũng được nâng lên hàng năm, tỉ lệ học viên đạt loại khá, giỏi từ 50% – 60%. Hầu hết học viên của các khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát từ năm 2006 đến nay đã được bổ nhiệm các chức danh pháp lý như Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, nhiều người đã được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện. Có thể nói, những năm qua Trường nghiệp vụ đã hoàn thành nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng được giao, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ công chức, viên chức của VKSND các cấp thuộc các tỉnh phía Nam.

1. Về đào tạo nghiệp vụ kiểm sát

Trong những năm qua, Trường nghiệp vụ (tiền thân là Phân hiệu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh), đã có những đóng góp tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát để bổ sung cho ngành KSND nhiều thế hệ cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành trong từng giai đoạn lịch sử. Cụ thể là từ năm 2006 đến nay, thực hiện nhiệm vụ do VKSND tối cao giao, Trường đã mở 55 khóa đào tạo với tổng số 6.805 học viên, bao gồm: 35 khóa đào tạo Nghiệp vụ kiểm sát, 04 khóa đào tạo Hoàn chỉnh kiến thức nghiệp vụ kiểm sát, 01 khóa đào tạo Kiểm tra viên, 01 khóa đào tạo Nghiệp vụ điều tra hình sự, 04 khóa đào tạo Hoàn chỉnh kiến thức cử nhân Luật, 09 khóa đào tạo Tiền công vụ, 01 khóa đào tạo nghiệp vụ thống kê.

2. Về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát là một trong những yêu cầu của công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế nhằm cập nhật những kiến thức về luật mới được ban hành; rèn luyện bản lĩnh, kỷ năng chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên sâu theo từng khâu nghiệp vụ công tác kiểm sát mà cán bộ, Kiểm sát viên đang công tác.

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức” và “Quy chế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân”ban hành kèm theo Quyết định số 525/VKSTC-QĐ-V9 ngày 10/11/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì cán bộ, Kiểm sát viên phải được bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu 05 ngày trong một năm. Như vậy, hàng năm số lượng cán bộ, Kiểm sát viên cần phải được bồi dưỡng nghiệp vụ tăng lên theo biên chế của ngành.
 
Lễ khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát

Từ năm 2006 đến nay, Trường đã mở 298 lớp bồi dưỡng cho 28.481 học viên, bao gồm: Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm sát hình sự; kiểm sát dân sự, hành chính, kinh tế, lao động; bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo điều hành; kiến thức Quản lý nhà nước; kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; nghiệp vụ kế toán – thống kê… cho VKSND các tỉnh khu vực phía Nam.

3. Liên kết và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian qua, Trường Nghiệp vụ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao và liên kết với Đại học khoa học Huế đào tạo đại học chuyên ngành Luật (văn bằng 2) cho 148 công chức, viên chức; phối hợp với VKSND thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, … mở các lớp Đào tạo hoàn chỉnh kiến thức nghiệp vụ kiểm sát, Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, đào tạo Tiền công vụ cho 6.498 học viên; các lớp Bồi dưỡng chuyên sâu về hình sự; Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về thi hành án dân sự; các lớp Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về 07 đạo luật mới về tư pháp… cho hơn 1000 học viên.

Ngoài ra, từ năm 2014 – 2018, Nhà trường đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp hình sự VKSND tối cao mở 05 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với tổng số 92 học viên.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Trường nghiệp vụ đang tiến hành khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của người học; tìm hiểu, lựa chọn đối tác để liên kết đào tạo và phối hợp bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
NguồnTrung tâm đào tạo Kiểm sát Hà Nội
Lượt xem19/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng