Lập trình viên tài năng

Những áp lực của kỹ sư công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số

Cập nhật389
0
0 0 0 0
Là một kỹ sư công nghệ thông tin, anh Lê Bảo Tùng (sinh năm 1993) chứng kiến sự tăng vọt của nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm kỹ thuật số trong thời gian gần đây.
Ngày nay, công nghệ luôn nắm giữ vai trò quan trọng ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, dưới tác động của dịch bệnh hiện nay, mối liên kết giữa thị trường và công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng. Bởi lẽ, không giống với những lĩnh vực khác, nguồn vốn và cũng là nguồn nguyên liệu duy nhất để tạo nên sản phẩm của ngành kỹ thuật máy tính này là công sức và trí tuệ con người. Chính điều đó đã khiến những lập trình viên luôn phải đối mặt với sự đòi hỏi khắt khe về khả năng chuyên môn, tính logic cùng áp lực công việc ở cường độ cao. 
Pressures of IT engineers in the digital transformation era
Trước khi đạt được những thành tựu ở thời điểm hiện tại, trong suốt tiến trình phát triển của ngành công nghệ thông tin, đã từng có những bảng vẽ, phần mềm được thiết kế ở điều kiện thiếu vắng sự trợ giúp của mạng không dây Internet. Và anh Lê Bảo Tùng là một trong những người đã tạo ra các sản phẩm như thế.


Lê Bảo Tùng đang thực hiện công việc lập trình của mình. (Ảnh: NVCC)
Bén duyên với nghề từ tháng 9/2015, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính tại ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Đến nay, anh đã là một kỹ sư dày dặn kinh nghiệm. Song, anh vẫn không quên được những khó khăn, áp lực thuở mới vào nghề.

Khi đó công ty tôi làm là một công ty nước ngoài, internet ở chỗ làm bị giới hạn. Khối lượng thông tin khổng lồ ngày đó tôi thu thập hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Phải mất ít nhất 3 năm tôi mới có thể chật vật vượt qua giai đoạn này.

Công việc khiến anh nhiều lúc rơi vào trạng thái căng thẳng.
Do tính chất công việc đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu nên rất cần sự tập trung. Chuyện thức đến 1-2h sáng để hoàn thành nốt phần việc còn dang dở là bình thường.

Hiện nay dưới tác động của đại dịch, trong những tháng gần đây, Tùng đã nhận thấy sự điều chỉnh lớn của nhu cầu thị trường thông qua tốc độ gia tăng chóng mặt từ hàng loạt các đơn hàng, dự án được gửi về công ty. 

“Bắt đầu từ tháng 5/2021, khối lượng công việc và dự án của công ty đã tăng lên chóng mặt. Hiện tại, ngoài thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, chúng tôi còn không ngừng tìm kiếm và tuyển chọn thêm nhiều kỹ sư. Với khối lượng công việc quá tải, nhiều dự án buộc phải trì hoãn do thiếu hụt nhân lực. Và việc các quốc gia Châu Âu đang dần hồi phục kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng phát triển này.

Trong thời gian này tôi phải thường xuyên làm việc xuyên đêm để kịp tiến độ dự án. Nếu lâu lâu thức một hôm thì không có gì để nói, tuy nhiên những dự án kéo dài cả tuần, nhiều lúc mắt cứ díu lại vì cơn buồn ngủ bất chợt ập đến. Chính vì thế, tôi luôn cần sự tỉnh táo ở mức cao nhất để hoàn thành công việc”, Tùng chia sẻ thêm.

Cũng thử qua nhiều cách như rửa mặt bằng nước lạnh, tập vài động tác thể dục để duy trì sự tỉnh táo. Bên cạnh đó anh hay dùng Nước tăng lực Number 1, thức uống gắn bó từ khi còn là sinh viên đến tận bây giờ, giúp anh tỉnh táo tức thì trong những lúc đối mặt với khối lượng công việc lớn và áp lực cao. Thế nên trên bàn làm việc của mình luôn có sẵn vài chai nước tăng lực.

Duy trì sự tỉnh táo với nước tăng lực Number 1.
Khi còn là một cậu học trò ngồi trên ghế nhà trường, niềm đam mê với máy tính đối với anh chỉ đơn giản được hình thành từ những lần chơi game cùng bạn bè. Nhưng khi đã trở thành một kỹ sư lành nghề, anh lại có rất nhiều suy nghĩ và trăn trở:
Pressures of IT engineers in the digital transformation era
“Khác với thiết kế web hay lập trình game, ngành thiết kế vi mạch không phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, cộng đồng kỹ sư vi mạch chưa đến 5.000 người, rất ít so với các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, thị trường thế giới cũng đang đối diện với sự thiếu hụt vi mạch trầm trọng do những vấn đề liên quan đến nguồn cung. Tôi mong trong tương lai, lĩnh vực thiết kế chip và vi mạch sẽ được chú trọng đầu tư phát triển vì bất cứ ngành công nghệ nào cũng cần chip. Nếu một chiếc điện thoại không có chip thì cũng chỉ là một cục sắt mà thôi”, Tùng nói. 

Đang trong thời gian giãn cách làm việc ở nhà, anh có nhiều thời gian để ở cùng ba mẹ. Có thể nói, trong giai đoạn này, gia đình chính là nguồn năng lượng tích cực hơn cả, mang đến đến sự ấm áp cho những người con thường xuyên xa nhà./.
Nguồn
Lượt xem10/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng